Cách thi công nhà xưởng công nghiệp đúng chuẩn

Posted on NHÀ XƯỞNG 704 lượt xem

Nhà xưởng công nghiệp, kho được thi công bằng thép tiền chế sẽ có những quy trình và các bước thực hiện khác so với thi công nhà phố dân dụng thông thường. Do đó nếu bạn là người đang có dự định hay muốn tìm hiểu về thi công nhà xưởng bằng thép tiền chế thì việc nắm rõ quy trình thi công giúp kiểm soát và giám sát chặt chẽ cũng như dự trù kinh phí cho dự án của mình. Qua đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí thi công.

1. Các bước thi công nhà xưởng công nghiệp theo quy chuẩn

1.1. Thi công nền móng

  • Trước khi tiến hành thi công nền móng, nhà xây dựng cần kiểm tra, khảo sát địa chất của khu đất.
  • Từ đó, nhà thầu sẽ lựa chọn phương pháp thi công nền móng phù hợp như móng cọc hoặc sử dụng móng đơn. 
  • Sau đó, móng cần được khớp nối với công tác đặt bu lông móng để tạo liên kết với các cột thép trong nhà xưởng. 
  • Công đoạn đổ bê tông móng phải đảm bảo chất lượng. 
  • Tiến hành tạo nền bằng việc đổ đất, lu lèn theo yêu cầu thiết kế, tạo mặt bằng cho việc lắp đặt kết cấu nhà xưởng. 

1.2. Dựng khung thép tiền chế cho nhà máy

  • Khi bắt đầu làm nền, móng nhà xưởng, đơn vị xây dựng cũng sẽ bắt đầu sản xuất cấu kiện của nhà tiền chế. 
  • Hoàn thành việc thi công móng sẽ bắt đầu lắp đặt các cấu kiện để tạo thành nhà thép tiền chế, khung cơ bản của nhà xưởng. 

1.3. Hoàn thiện khung thép kiên cố

  • Thi công khung thép cho nhà xưởng được tiến hành theo đúng bản vẽ. 
  • Các mối nối, mối hàn được đảm bảo chất lượng, chắc chắn cho nhà xưởng. 
  • Khung thép được xây dựng đảm bảo an toàn, các rủi ro ở mức thấp nhất.  

1.4. Hoàn thiện các hạng mục nhà xưởng

  • Các hạng mục tiếp theo đều được thực hiện theo đúng bản kỹ thuật.
  • Những hạng mục cần thi công như thi công mái nhà, trần nhà, hệ thống thông gió, thi công nền nhà xưởng, cửa ra vào, cửa sổ,..
  • Quá trình thi công lắp đặt cần đảm bảo chắc chắn, không lỏng lẻo, an toàn khi lắp đặt và đưa vào sử dụng. 

1.5. Thi công hệ thống cơ điện

  • Sau khi hoàn thành các hạng mục trong nhà xưởng, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện hệ thống cơ điện.
  • Hệ thống cơ điện được lắp đặt theo đúng bản vẽ hệ thống điện đã được thực hiện trước đó. 
  • Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các đường dân điện trong nhà máy, hệ thống đèn chiếu sáng, điều hòa, …
  • Hệ thống cơ điện cần được lắp đặt đúng theo bản vẽ, đảm bảo an toàn, chống rò rỉ điện. 

6. Lắp đặt thiết bị máy móc và kiểm tra bàn giao

  • Bước cuối cùng chính là lắp đặt các thiết bị máy móc trong nhà xưởng. 
  • Thiết bị máy móc được lắp đặt theo đúng các vị trí đã được xác định trên bản vẽ. 
  • Thiết bị cần được lắp đặt cẩn thận đúng quy trình, đảm bảo không va đập.
  • Kết thúc quy trình xây dựng nhà xưởng chính là kiểm tra và bàn giao cho doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ nhà xưởng, các kết cấu, hệ thống máy móc đã được lắp đúng theo bản vẽ. 
Làm nhà xưởng
Làm nhà xưởng

2. Các loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất

2.1. Nhà xưởng nhỏ 1 tầng

  • Nhà xưởng công nghiệp 1 tầng là loại nhà xưởng có quy mô nhỏ, được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. 
  • Đây là loại nhà có nhịp bé với chiều rộng nhỏ hơn 12m, chiều cao từ 4 – 7m. Nhịp lớn của nhà có chiều rộng là 12m và chiều cao tối đa là 7m. 
  • Mẫu nhà xưởng đơn giản 1 tầng có thể có một nhịp hoặc nhiều nhịp khác nhau và có thể được trang bị cầu trục dành cho ngành công nghiệp nặng. 
  • Nhà xưởng thường sử dụng cửa mái ngang hoặc cửa mái dọc.
  • Ngoài ra, mẫu nhà xưởng nhỏ cũng có thể sử dụng nhiều loại hình mái khác nhau như mái dọc, nhà xưởng 2 mái dốc, nhà mái chữ M, ..
  • Khung nhà xưởng có thể được thiết kế theo các hình khác nhau như hình chữ L, hình chữ nhật hoặc hình chữ U,..

2.2. Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng

  • Loại hình này thích hợp cho các doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng với mặt bằng nhỏ nhưng cần không gian sản xuất lớn giúp tiết kiệm diện tích đất.
  • Hạn chế được lượng bức xạ của mặt trời khi chiếu vào nhà xưởng nhỏ diện tích mái nhà được co hẹp lại. 
  • Thông thường giới hạn từ 6 tầng trở xuống với chiều cao dưới 40m. 
  • Chiều cao của các tầng thường dao động trong khoảng từ 4.2m, 4.3m, 5.4m, 6m. Trong đó, 6m là chiều cao của tầng 1. 
  • Chiều rộng cũng được tính (6+6+6).6 hoặc (7+3+7).6 m.
  • Nhà xưởng nhiều tầng thường được kết cấu nhà khung hoàn toàn hoặc không hoàn toàn để kết hợp với dầm khi thi công để lắp đặt thành toàn khối. 

ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP UY TÍN

Tuấn Lộc là đơn vị tư vấn, thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp, nhà xưởng tiền chế UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP , đội ngũ kỹ sư của chúng tôi sẽ đưa ra những GIẢI PHÁP TỐI ƯU nhất cho khách hàng.

Tuấn Lộc chuyên thi công xây dựng nhà xưởng tại TP.HCM, Bình Dương, Long An, Biên Hòa, Đồng Nai, Phan Thiết, Long Thành…

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NHÀ TUẤN LỘC

? Địa chỉ: 107/6/13 đường 38, P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM

? Hotline: 0938 392 268 – ? MST: 0314025083

? Website: www.suachuaxaydung247.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *