Hồ sơ thủ tục xin phép xây dựng ở Thủ Đức TP.HCM

Quy trình xin phép xây dựng biệt thự nhà phố tại Thủ Đức :

Xin phép xây dựng Tp Thủ Đức
  1. 1. Cơ quan cấp giấy xin phép xây dựng thành phố Thủ Đức có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
  2. 2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng
  3. 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp giấy xin phép xây dựng phải xác định các tài liệu; còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
  4. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan cấp phép có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.
  5. Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
  6. Trong thời gian 10 ngày làm việc đối với công trình và nhà ở tại đô thị, 7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện quy định tại Nghị định này để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
  7. Thời gian cấp giấy phép xây dựng:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định dưới đây:

a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đến hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.

8. Nhận kết quả, nộp lệ phí:

a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng) tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.

9.Trường hợp hồ sơ khồng đủ điều kiện để cấp phép trong thời hạn nêu tại Khoản 6 Điều này, cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế kiến trúc – nội thất, với kinh nghiệm hoạt động triển khai các dự án có quy mô, TUẤN LỘC GROUP  còn giới thiệu việc xin cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thủ Đức bao gồm quận Thủ Đức ( cũ ), quận 9 ( cũ ) và quận 2 ( cũ ) Đồng thời chúng tôi cũng có những tư vấn tốt nhất cho một ngôi nhà hội tụ đủ yếu tố độc đáo trong thiết kế và chất lượng trong thi công.

Nhiều người dân có tâm lý rất ngại khi tiến hành những công việc phải thông qua một thủ tục hành chính, nhất là những việc có liên quan đến xây dựng, trong đó có việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thủ tục hoàn công… Thực tế thì phía chính quyền đã có những quy định khá chi tiết về các thủ tục này.

Hồ sơ cấp phép xây dựng

Để xây dựng nhà ở, cần phải làm thủ tục xin phép xây dựng, trừ những trường hợp sau:

  •  Nhà ở xây dựng trên đất thổ cư từ 3 tầng trở xuống, có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 200m2 ở vùng nông thôn, miền núi hoặc nằm ngoài ranh giới quy hoạch thị trấn, trung tâm xã, trừ nhà ở xây dựng ven quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.
  • Nhà ở đô thị, được xây dựng trong khuôn viên của các dự án phát triển nhà, đã có giấy sử dụng đất hợp pháp, có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có cơ sở hạ tầng (đường nội bộ, nguồn điện, hệ thống cấp thoát nước).
  • Các trường hợp sửa chữa nhỏ như trát vá tường, quét vôi, đảo ngói, sửa trần, lát nền, thay cửa, trang trí nội thất, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị trong nhà ở không làm ảnh hưởng xấu tới kết cấu công trình nhà lân cận.

 

Hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở gửi tới cơ quan cấp giấy phép xây dựng gồm có:

  • Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.
  • Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếu có), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đồ trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.
  • Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp).
  • 03 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/100-1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200) và chi tiết mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50); sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200); ảnh chụp khổ 9cm x 12cm mặt cắt công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo, sửa chữa và mở rộng.

Như chúng ta đã biết, giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước  xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *